ĐÂU LÀ BIỆN PHÁP BẢO VỆ TOÀN DIỆN CHO LOGO CỦA BẠN?
Logo là biểu tượng đại diện, là “bộ mặt” của thương hiệu. Vì thế, các cá nhân, tổ chức luôn dành ra nhiều công sức để xây dựng một logo hoàn hảo cho thương hiệu của mình. Nhưng trong thời buổi các hành vi cạnh tranh không lành mạnh diễn ra thường xuyên thì liệu các cá nhân, tổ chức đã bảo vệ tài sản trí tuệ của mình tối ưu chưa. Hãy cùng IP LEADER tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Có nhất thiết phải đăng ký bảo hộ logo không?
Việc đăng ký bảo hộ logo là do các cá nhân, tổ chức tự nguyện, không có quy định nào bắt buộc thực hiện. Tuy nhiên, khi đăng ký bảo hộ logo thì cá nhân, tổ chức đảm bảo được sử dụng độc quyền logo, bất kỳ ai cũng không thể sử dụng logo đã được bảo hộ.
Ngoài ra, việc chậm trễ đăng ký bảo hộ cũng gia tăng rủi ro logo bị đối thủ hoặc đơn vị khác đăng ký bảo hộ trước. Khi đó, đối thủ hoặc bất kỳ đơn vị nào đã đăng ký bảo hộ trước đều có thể ngăn cấm bạn sử dụng logo. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến độ nhận diện thương hiệu của bạn và hao tốn chi phí, công sức xây dựng nên thương hiệu.
Logo có thể được bảo hộ theo hình thức nào?
Hiện nay, logo có thể được đăng ký bảo hộ theo 2 hình thức:
– Bảo hộ theo hình thức nhãn hiệu: logo sẽ được bảo hộ các dấu hiệu có khả năng phân biệt sản phẩm, dịch vụ của các cá nhân/tổ chức khác nhau. Đáp ứng được các điều kiện bảo hộ, chủ sở hữu sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
– Bảo hộ theo hình thức quyền tác giả: logo sẽ được bảo hộ cách thể hiện các bố cục, đường nét, màu sắc… dưới loại hình tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Đáp ứng được các điều kiện bảo hộ, chủ sở hữu sẽ được Cục Bản quyền và tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.
Bạn đọc có thể tham khảo bài viết IP LEADER đã phân tích chi tiết ưu và nhược điểm của 2 hình thức đăng ký tại đây.
Vậy nên đăng ký theo hình thức nào để được bảo hộ toàn diện nhất?
Với những đặc điểm bảo hộ của 2 hình thức nêu trên, IP LEADER khuyến khích các cá nhân, tổ chức nên đăng ký bảo hộ đồng thời theo hình thức nhãn hiệu lẫn bảo hộ theo hình thức quyền tác giả. Việc đăng ký bảo hộ theo cả 2 hình thức sẽ mang lại mức độ bảo hộ mạnh nhất cho quyền và lợi ích của chủ sở hữu logo.
Mặt khác, khi logo chỉ được đăng ký bảo hộ quyền tác giả sẽ có mức độ bảo hộ kém hơn nhãn hiệu. Vì phạm vi bảo hộ quyền tác giả chỉ giới hạn trong hình thức thể hiện mà không bảo hộ về nội dung thể hiện. Do đó, người khác chỉ cần thay đổi vài chi tiết hoặc sao chép một vài yếu tố trên logo và sử dụng cho thương hiệu của họ thì chủ sở hữu logo cũng khó có thể ngăn chặn hành vi này. Chẳng hạn như phần nội dung chữ trên logo có thể bị người khác sao chép và đăng ký bảo hộ cho một nhãn hiệu thì sau này chính tác giả của logo có thể bị cấm sử dụng logo có phần chữ đó do nó đã được người khác đăng ký nhãn hiệu trước.
Hoặc khi logo chỉ được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu dù có mức độ bảo hộ mạnh hơn nhưng vẫn chỉ được bảo hộ trong phạm vi sản phẩm, dịch vụ đã đăng ký, người khác sử dụng logo đăng ký cho sản phẩm, dịch vụ khác thì sẽ không bị coi là vi phạm. Nếu logo được bảo hộ cả về bản quyền thì sẽ được bảo hộ trong tất cả lĩnh vực, mở rộng phạm vi bảo hộ và hạn chế khả năng logo bị sao chép.
_________________________________
Để được tư vấn thêm về bảo hộ logo, nhãn hiệu và các vấn đề pháp lý khác liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ bạn đọc liên hệ IP LEADER để biết thêm chi tiết, thông tin liên hệ:
Hotline: (+84) 76 455 2008 (Mr.Bảo)
E-mail: info.ipleader@gmail.com
Đia chỉ: Phòng 03.02 Tòa nhà Newton Residence, Số 38 Trương Quốc Dung, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh