Bài đăng

04 Th2

THỦ TỤC PHẢN ĐỐI ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM

Phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ quyền đối với nhãn hiệu, ngăn chặn được hành vi làm giả, làm nhái, xâm phạm và đăng ký nhãn hiệu trái quy định của pháp luật.

Thủ tục phản đối đơn là gì?

Theo quy định tại điều 112 Luật SHTT 2005, sửa đổi, bổ sung 2019 thì kể từ ngày đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được công bố trên công báo sở hữu công nghiệp đến trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp về việc cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đó. Ý kiến phải được lập thành văn bản kèm theo các tài liệu hoặc trích dẫn nguồn thông tin để chứng minh. Trong trường hợp đơn đã có giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thì các chủ thể có thể xem xét tiến hành thủ tục yêu cầu hủy hoặc chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Sau khi nhận được ý kiến của người thứ 3 liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cục sở hữu trí tuệ tiến hành xử lý ý kiến của người thứ ba trước khi ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ theo quy định tại điểm 6, mục 1 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

1.Tài liệu cần cung cấp:

  • Giấy uỷ quyền phản đối đơn nhãn hiệu;
  • Công văn và tài liệu chứng minh căn cứ phản đối (IP LEADER sẽ tư vấn cụ thể và đại diện Quý Công ty thực hiện việc phản đối nhãn hiệu trên cơ sở uỷ quyền).

Số lượng hồ sơ: 2 bản.

2.Thủ tục phản đối:

Sau khi nhận được Công văn phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét ý kiến của bên phản đối và:

  • Ra quyết định không cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (GCNĐKNH) đối với nhãn hiệu bị phản đối nếu thấy đã có đủ cơ sở để giải quyết.
  • Trong trường hợp cần thêm ý kiến, tài liệu của các bên, Cục Sở hữu trí tuệ có thể thông báo ý kiến phản đối tới Chủ đơn bị phản đối và ấn định thời hạn để bên này trả lời bằng văn bản. Sau khi nhận được ý kiến phản hồi (trong trường hợp có trả lời), nếu xét thấy cần thiết, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thông báo cho bên phản đối để tiếp tục có ý kiến bổ sung.

Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét giải quyết yêu cầu phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu trên cơ sở các chứng cứ, lập luận của hai bên. Trên cơ sở đó, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo giải quyết phản đối nhãn hiệu.

3.Thời hạn:

Thông thường, thời gian để Cục Sở hữu trí tuệ xem xét yêu cầu phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu là từ 06-09 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ.

Quý khách hàng quan tâm đến dịch vụ Điều tra, xử lý xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ  vui lòng liên hệ thông tin sau để được tư vấn:

  • Hotline: 076 455 2008

Email: info.ipleader@gmail.com

Bài tương tự

(+84) 076 455 2008